A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chiến lược phát triển Trường Tiểu học Yên Mỹ II Giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn 2030

Chiến lược phát triển Trường Tiểu học Yên Mỹ II
Giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn 2030

UBND HUYỆN YÊN MỸ 
TRƯỜNG TH YÊN MỸ Số: …../CLPTGD-THYMII

           CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
       Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

              Yên Mỹ, ngày 20 tháng 9 năm 2015



Chiến lược phát triển Trường Tiểu học Yên Mỹ II
Giai đoạn 2015 – 2020, tầm nhìn 2030

 

Trường Tiểu học Thị trấn Yên Mỹ II được thành lập năm 2002, tách ra từ Trường Tiểu học Thị trấn Yên Mỹ. Sau 13 năm xây dựng và trưởng thành, trường đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2003.

* Mặt mạnh: Thị trấn Yên Mỹ là trung tâm văn hóa, kinh tế của huyện Yên Mỹ, códiện tích đất tự nhiên 4 km2. Dân số có 9015 người, phân bố trong 06 thôn: Trai Trang, Đỗ Xá, Đồng La, Ông tố, Nghĩa Trang. Thị trấn Yên Mỹ được biết đến là nơi buôn bán và trung chuyển lớn của các mặt hàng nông sản đặc biệt là gạo.Ngoài ra nơi đây còn là nơi phát triển của nhiều nghề truyền thống khác như làm giò, nem tai, đậu,... Hiện nay việc buôn bán của các tiểu thường các mặt hàng nhu yếu phẩm phát triển mạnh, cùng với đó là việc xây dựng trung tâm thương mại Yên Mĩ trên địa phận thôn Trai Trang. Thị trấn còn là nơi hoạt động của các công ty trong khu công nghiệp Phố Nối B, có 2 đường giao thông lớn chạy qua là 39A VÀ 39B; Phía Bắc giáp xã Tân Lập, Phía đông giáp xã Trung Hòa, Phía nam giáp xã Trung Hưng, Phía tây giáp Thanh Long huyện Yên Mỹ. Nhân dân Thị trấn Yên Mỹ có truyền thống yêu nước, dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu; cần cù, chăm chỉ và sáng tạo trong lao động sản xuất. Quê hương Yên Mỹ có truyền thống hiếu học từ lâu đời. Trên chặng đường xây dựng, bảo vệ và phát triển quê hương, Đảng bộ và nhân dân Thị trấn đã giành được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, phát triển mạnh về kinh tế, chính trị ổn định, công tác quốc phòng, an ninh đảm bảo, đời sống nhân dân được nâng lên, lĩnh vực văn hóa giáo dục không ngừng phát triển. Đảng bộ và nhân dân Thị trấn Yên Mỹ luôn gắn bó, đoàn kết, đồng sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên về mọi mặt.
          * Mặt yếu: Mật độ dân cư đông, kinh tế phát triển không đồng đều, thu nhập của nhân dân của các thôn Ông Tố, Nghĩa Trang, Đồng La chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi nên đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn.

I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VÀ TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG

1. Môi trường bên trong:

1.1. Điểm mạnh:

a) Đội ngũ:

​+Tổng số CBGV, NV nhà trường đầu năm là 38 đồng chí, đến 01/12/2015 trường có 40 đồng chí. Trong đó có 3 đồng chí cán bộ quản lý, 3 nhân viên, 1 giáo viên Âm nhạc, 2 giáo viên Mỹ thuật, 3 giáo viên Tiếng Anh, 1 giáo viên Tin học, 1 giáo viên Âm nhạc kiêm TPT Đội, 1 giáo viên Thể dục và 25 giáo viên văn hóa. 

​Trình độ trên chuẩn là 39/40 GV chiếm 97,5%; đạt chuẩn là 1/40 GV chiếm 2,5%. Tập thể CBGV, NV luôn đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau, nhiệt tình say mê trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và tiếp cận công nghệ thông tin ứng dụng vào công tác quản lý và dạy học đạt hiệu quả cao.

-Công tác tổ chức quản lý của ban giám hiệu khoa học, sáng tạo. Kế hoạch ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Ban giám hiệu được sự tín nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường; dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm.

- Đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên có ý thức tổ chức kỷ luật, nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển.

- Trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của một số giáo viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

b) Chất lượng giáo dục năm học 2015-2016

​+Tổng số học sinh toàn trường là 678 em trong đó có 303học sinh nữ, không có học sinh khuyết tật hòa nhập. Số lớp là 20 lớp, khối 1; 3; 4 mỗi khối có 4 lớp; khối lớp 2 có 5 lớp; khối lớp 5 có 3 lớp. 

​+Hoàn thành nhiệm vụ môn học và các hoạt động giáo dục: 99,6%.

​+Xếp loại đạt các phẩm chất là 99,6%.

​+Xếp loại đạt các năng lực học sinh: 99,6%.

 c) Cơ sở vật chất hiện có:

​CSVC: Có 20 phòng học văn hoá (trong đó có 18 phòng KCCT và 2 phòng học cấp 4); 8 phòng chức năng (trong đó có 4 phòng KCCT và 4 phòng cấp 4) gồm: 1 phòng thư viện thiết bị, 1 phòng học vi tính, 1 phòng Đoàn Đội, 1 văn phòng, 2 phòng BGH, 1 phòng y tế học đường, 1 phòng học Tiếng Anh. Tất cả các phòng học có tương đối đủ bảng chống lóa, tủ lớp, bàn ghế học sinh, bàn giáo viên đúng quy cách, có đầy đủ hệ thống quạt mát, ánh sáng đảm bảo đủ CSVC cho 20 lớp học 9 buổi/tuần.

d) Thành tích chính đã đạt được:

Được công nhận danh hiệu Tập thể Lao động Xuất sắc năm học 2015-2016.

1.2. Điểm yếu:

a) Về đội ngũ:

- Một số cán bộ, giáo viên, nhân viên ý thức tổ chức kỷ luật chưa tốt, chưa tâm huyết với nghề, tinh thần trách nhiệm với công việc còn hạn chế.

- Nhiều giáo viên đạt trình độ chuyên môn trên chuẩn nhưng kiến thức chuyên môn, kỹ năng sư phạm rất hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Kỹ năng tin học, kỹ năng khai thác, ứng dụng internet vào phục vụ dạy học của giáo viên còn rất hạn chế.

b) Chất lượng học sinh:

- Một số em chưa ngoan, chưa chăm học, chưa biết cách tự học.

- Một số học sinh nắm kiến thức không chắc chắn, mau quên; khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn hạn chế.

- Các kỹ năng môn học như đọc diễn cảm, vẽ hình, kể chuyện, viết văn,… rất hạn chế.

- Một số kỹ năng sống cơ bản như nói, kể, giao tiếp, tổ chức và tham gia hoạt động,… còn hạn chế.

- Ý thức và thái độ khi tham gia các hoạt động chung của lớp, của trường chưa tốt; chưa tự giác chấp hành nội quy trường lớp.

c) Cơ sở vật chất:

- Cơ sở vật chất xuống cấp, chưa đồng bộ, bàn ghế học sinh theo Thông tư 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT chưa đảm bảo.

- Phòng học xuống cấp, thiếu phòng phục vụ học tập như: Nhà đa năng, Phòng Âm nhạc, Phòng Mỹ thuật, Phòng truyền thống, Phòng hỗ trợ giáo dục khuyết tật.

- Khối phòng hành chính, quản trị thiếu; phòng y tế xuống cấp, phòng giáo viên thiếu.

- Nhà ăn, nhà nghỉ, bếp chưa đảm bảo.

- Khu thể dục thể thao, bãi tập có nhưng chưa đảm bảo: mặt bằng chưa đảm bảo; hệ thống thoát nước, đường chạy, hố nhảy chưa có, sân tập chưa bằng phẳng.

- Có 03 phòng học bàn ghế chưa đạt tiêu chuẩn, chưa phải là bàn ghế rời..

- Thiếu 01 công trình vệ sinh, nước sạch; hệ thống thoát nước chưa đảm bảo.

2. Môi trường bên ngoài:

Tình hình chính trị, an ninh trật tự, an toàn xã hội, kinh tế - văn hoá xã hội của địa phương ổn định, từng bước phát triển theo chiều hướng tích cực. Đời sống của nhân dân ngày được cải thiện, công tác xoá đói giảm nghèo được các cấp quan tâm đúng mức. Nhận thức về vai trò của giáo dục của cộng đồng dân cư ngày càng tiến bộ, mọi gia đình đều quan tâm tới việc học tập của con em và xem đây là nhiệm vụ hàng đầu để phát triển. Khoa học công nghệ ngày càng xâm nhập, phát triển mạnh và được vận dụng khá rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày, mang lại hiệu quả thiết thực, nhu cầu việc học đòi hỏi đáp ứng ngày càng cao. Chính quyền địa phương đã có nhiều chính sách tích cực nhằm phát triển giáo dục trên địa bàn.

2.1. Cơ hội: 

- Có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự đồng thuận của tập thể CB, GV, NV, có sự tín nhiệm của phụ huynh học sinh và nhân dân.

- Trong đội ngũ, có một số cán bộ, giáo viên được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm vững vàng.

- Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng.

2.2. Thách thức:

- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của phụ huynh và xã hội trong thời kỳ hội nhập.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Cơ sở vật chất, cảnh quan sư phạm, môi trường giáo dục phải đảm bảo.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo và hiệu quả công việc của cán bộ, giáo viên, nhân viên.

- Một bộ phận phụ huynh chưa nhận thức đầy đủ vai trò của giáo dục; chưa đầu tư đúng mức cho giáo dục; thiếu sự phối hợp với nhà trường để giáo dục học sinh.

II. CÁC VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC

- Thực hiện việc "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo..." theo tinh thần Nghị quyết TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng.

- Đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học theo Mô hình trường học mới Việt Nam và thực hiện đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi cá nhân.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý; áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lý, giảng dạy.

- Xây dựng cơ sở vật chất nhà trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.

III. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC

1. Sứ mạng

Tạo dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện để tất cả các em học sinh đều cảm nhận được "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui". Tạo điều kiện tốt nhất để mỗi học sinh được học tập, rèn luyện nhằm phát triển tối đa các phẩm chất và năng lực, đảm bảo khi Hoàn thành Chương trình Tiểu học ở nhà trường, các em phải là những người có đạo đức, có sức khỏe, yêu quê hương đất nước, có lòng tự hào dân tộc, có các kỹ năng sống cơ bản theo lứa tuổi, có kiến thức chắc chắn để học tốt ở bậc học sau.

2. Giá trị

- Tính kỷ luật;

- Tinh thần trách nhiệm;

- Tình thương yêu;

- Tinh thần đoàn kết, hợp tác;

- Tính trung thực;

- Lòng tự trọng;            

- Lòng khoan dung;

- Tư duy độc lập, tự tin, sáng tạo, đổi mới;

- Khát vọng vươn lên.

3. Tầm nhìn

Trở thành trường nằm trong tốp trường dẫn đầu huyện; là trung tâm văn hoá giáo dục của địa phương; là địa chỉ tin cậy để phụ huynh gửi gắm con em; là nơi giáo viên và học sinh luôn tự tin, năng động, sáng tạo và vươn tới thành công.

IV. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG

1. Mục tiêu chung

Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục theo mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước và thời đại.

2. Chỉ tiêu cụ thể

2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên

- Phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức tư cách tốt;

- Gương mẫu chấp hành đúng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và quy định của địa phương;

- Ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc;

- Yêu nghề, tâm huyết với nghề;

- Có kiến thức chuyên môn vững vàng; kỹ năng sư phạm, kỹ năng tin học tốt;

- Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng một cách hiệu quả;

- Tích cực tham gia các hoạt động ở trường, ở địa phương.

2.2. Học sinh

- Chăm chỉ học tập, rèn luyện; vâng lời thầy cô, cha mẹ; lễ phép với người lớn, thân thiện với bạn bè;

- Biết yêu thương, quan tâm, chia sẽ, giúp đỡ;

- Tự giác thực hiện nội quy trường lớp; tham gia tích cực, có hiệu quả các hoạt động chung;

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ các môn học và hoạt động giáo dục; đạt các phẩm chất, năng lực của người học sinh;

- Có kỹ năng sống và các kỹ năng xã hội tốt.

3. Cơ sở vật chất

3.1. Xây nhà đa năng, nhà vệ sinh, thư viện xanh.

3.2. Xây dựng bãi tập thể dục thể thao.

3.3. Xây dựng hệ thống thoát nước, bồn hoa, thảm cỏ, vườn cây; sắp xếp lại hệ thống cây xanh, tu sửa nhà vệ sinh cũ, trang trí môi trường giáo dục trong và ngoài lớp.

3.4. Xây dựng mới dãy nhà học 10 phòng, xây dựng các phòng học bộ môn, phòng chức năng.

3.5. Bổ sung đầy đủ trang thiết bị phòng học và các phòng phục vụ học tập.

3.6. Xây dựng mới khu nhà bán trú.

3.7. Tu sửa dãy nhà tầng cũ để làm khối phòng phục vụ học tập.

3.8. Xây dựng mới khu hành chính, quản trị.

3.9. Xây bể bơi, nhà công vụ.

V. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC

1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục

- Tiếp tục duy trì và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, vận dụng sáng tạo mô hình trường học mới vào dạy học; đổi mới cách đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động tập thể, hoạt động thư viện,… một cách hiệu quả để gắn học với hành, gắn lý thuyết với thực tiễn, giúp học sinh có được kỹ năng sống cơ bản.

- Người phụ trách: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, Tổng phụ trách, tổ trưởng chuyên môn,  Đoàn thể, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên có liên quan.

2. Xây dựng và phát triển đội ngũ

2.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên:

+ Đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu;

+ Có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức tư cách tốt;

+ Có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản; có phong cách sư phạm mẫu mực; yêu nghề, tâm huyết với nghề; có lòng yêu thương học sinh;

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm;

+ Luôn đoàn kết, gắn bó với nhà trường; hợp tác giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

2.2.Người phụ trách:

Ban giám hiệu, Tổ công đoàn, các tổ trưởng chuyên môn.

3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục

+Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, bảo quản tốt, sử dụng hiệu quả.

+Người phụ trách: Hiệu trưởng, Tổ tư vấn cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục, kế toán, nhân viên thư viện, thiết bị.

4. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin

+Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, thư viện giáo án điện tử, phổ cập giáo dục, kiểm định chất lượng, trao đổi chuyên môn, quảng bá hình ảnh nhà trường,... góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc.

+Người phụ trách: Phó hiệu trưởng, tổ công tác công nghệ thông tin.

5. Xây dựng văn hóa nhà trường

5.1.Mỗi thành viên trong nhà trường cần xác định rõ việc xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường với các định hướng sau: 

+Nuôi dưỡng bầu không khí cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. 

+Biết rõ công việc mình phải làm, hiểu rõ trách nhiệm, luôn có ý thức chia sẻ, tích cực tham gia các công việc chung. Tạo môi trường học tập thân thiện, có lợi nhất cho học sinh.

+Phân quyền, phân trách nhiệm; chia sẻ tầm nhìn; chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn; tích cực đổi mới phương pháp dạy và học; hợp tác, sáng tạo và đổi mới.

+Giao tiếp, ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường (giữa học sinh với học sinh; học sinh với giáo viên; giáo viên với học sinh; giáo viên với cán bộ quản lý, với đồng nghiệp; giáo viên với phụ huynh và nhân dân,…) dựa trên các nguyên tắc sau: tôn trọng người khác; ngôn ngữ chuẩn mực; chân thành, cởi mở trong giao tiếp, ứng xử; phê bình góp ý phải nhẹ nhàng nhưng thẳng.

+Thực hiện tốt việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe; giữ gìn vệ sinh trường, lớp; bảo vệ môi trường sống; bảo vệ của công, tiết kiệm năng lượng.

5.2.Người phụ trách: 

Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Công đoàn, Đoàn TNCSHCM, Đội TNTP Hồ Chí Minh.

6. Huy động các nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục

Huy động tối đa các nguồn lực của xã hội, cá nhân vào việc phát triển Nhà trường.

6.1.Nguồn lực tài chính:

+ Ngân sách nhà nước cấp hàng năm và vận dụng các dự án;

+ Nguồn ngoài ngân sách (Từ xã hội, tự nguyện đóng góp của phụ huynh, các nhà hảo tâm, các tổ chức, doanh nghiệp).

6.2.Nguồn lực khác:

+ Đóng góp ngày công của phụ huynh;

+ Đóng góp bằng hiện vật của nhân dân, của phụ huynh;

+ Các ý kiến góp ý của các tổ chức, cá nhân để xây dựng và phát triển nhà trường.

6.3.Người phụ trách: 

Hội đồng trường, Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn, Hội cha mẹ học sinh.

7. Xây dựng thương hiệu

+Từng bước nâng cao mức độ tín nhiệm của phụ huynh, của cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương đối với nhà trường. Xây dựng thương hiệu Nhà trường, đưa vị thế nhà trường ngày một đi lên.

+Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ, giáo viên, nhân viên.

+Đẩy mạnh tuyên truyền; chọn ngày truyền thống, xây dựng và phát huy hiệu quả Phòng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường.

+Người phụ trách: Hiệu trưởng, Công đoàn và tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh.

VI. TỔ CHỨC THEO DÕI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Phổ biến kế hoạch chiến lược

Kế hoạch chiến lược được phổ biến đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, Phòng GD-ĐT Yên Mỹ, Đảng ủy, HĐND, UBND Thị trấn Yên Mỹ, học sinh, phụ huynh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

2. Tổ chức

 Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược; điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn để phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương trên cơ sở các nhiệm vụ trọng tâm mà Sở GD-ĐT Hưng Yên và Phòng GD-ĐT Yên Mỹ chỉ đạo hàng năm.

V. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC

1. Kế hoạch chiến lược được chia thành các giai đoạn như sau

+Giai đoạn 1: Năm học 2015 - 2016 và 2016-2017;

+Giai đoạn 2: Năm học 2017 - 2018 và 2018-2019;

+Giai đoạn 3: Năm học 2019 - 2020.

+Tầm nhìn đến năm 2030.

2. Mục tiêu của từng giai đoạn

2.1  Giai đoạn 2015 – 2017

a) Mục tiêu:

+ Nâng cao chất lượng đội ngũ; duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện;

+Hoàn thành quy hoạch mặt bằng tổng thể sử dụng đất theo tiêu chuẩn của Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 (theo Thông tư 59/2012/TT-BGDĐT và Tiêu chuẩn Việt Nam về thiết kế trường tiểu học TCVN 8793 - 2011);

+Bổ sung trang thiết bị; sắp xếp lại hệ thống cây xanh, bồn hoa, thảm cỏ; xây dựng nhà đa năng, sân thể dục thể thao, hệ thống thoát nước, công trình vệ sinh; bếp ăn;

+Xây dựng uy tín, thương hiệu về chất lượng giáo dục của nhà trường.

b) Chỉ tiêu cụ thể:

-Đội ngũ cán bộ, giáo viên:

+ 100 % luôn thực hiện đúng các chủ trương chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước, các quy định của ngành, của địa phương và nội quy, quy chế cơ quan;

+ 100% có đạo đức tư cách tốt, có lối sống mẫu mực;

+ 100% có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm;

+ 80% trở lên có năng lực chuyên môn khá giỏi, có kỹ năng sư phạm vững vàng;        

+ 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên sử dụng thành thạo máy vi tính, khai thác mạng iternet thường xuyên, hiệu quả.

- Học sinh:

+ 100% hoàn thành các môn học và hoạt động giáo dục;

+ 100% đạt các phẩm chất và năng lực;

+ 100% có kỹ năng sống phù hợp theo lứa tuổi;

+ 100% thực hiện tốt nội quy trường lớp.

-  Cơ sở vật chất: Các hạng mục cần xây dựng, dự trù kinh phí và nguồn huy động

TT

Tên công trình

Tổng số vốn

Nguồn huy động

Ghi chú

1

Tu sửa bếp ăn phục vụ bán trú

 60.000.000 đ

Xã hội hóa

 

2

Tu sửa nhà vệ sinh giáo viên

 30.000.000 đ

Tiết kiệm ngân sách

 

3

Sửa tủ lớp

  20.000.000 đ

Tiết kiệm ngân sách

 

4

Tu sửa lại các phòng học, quét vôi ve, sơn các cánh cửa

  38.000.000 đ

Tiết kiệm ngân sách

 

5

Dọn cỏ, san bãi tập, đổ cát

  5.000.000 đ

Tiết kiệm ngân sách

 

 

6

Cắt tỉa cây, trồng hoa cây cảnh

15.000.000đ

Tiết kiệm ngân sách

 

- Giai đoạn 2015-2017 cần tổng số vốn: 168.000.000 đồng (Một trăm sáu mươi tám triệu).

Trong đó:

- Nguồn kêu gọi xã hội hóa là: 60.000.000 đ

- Nguồn tiết kiệm từ ngân sách là: 108.000.000 đ

2.2. Giai đoạn 2017 -  2019:

a) Mục tiêu: 

Tiếp tục ổn định, giữ vững và nâng cao uy tín nhà trường về chất lượng giáo dục; xây dựng thành công trường chuẩn Quốc gia mức độ 2; từng bước đưa nhà trường vào tốp các trường dẫn đầu về chất lượng giáo dục của huyện; là trung tâm văn hóa của địa phương.

b) Chỉ tiêu cụ thể:

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên:

+ 100 % có uy tín cao trong đồng nghiệp, trong phụ huynh và nhân dân;

+ 90% trở lên có năng lực chuyên môn  khá giỏi, có kỹ năng sư phạm vững vàng;        

+ 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên sử dụng thành thạo máy vi tính, khai thác mạng internet thường xuyên, hiệu quả; 80% trở lên có chứng chỉ B Tin học và Tiếng Anh.

- Học sinh:

+ 100% hoàn thành các môn học và hoạt động giáo dục;

+ 100% đạt các phẩm chất và năng lực;

+ 70% trở lên biết cách tự học, thường xuyên tự học có hiệu quả;

+ 100% có kỹ năng sống phù hợp theo lứa tuổi; tự tin, mạnh dạn và chuẩn mực trong giao tiếp; biết yêu thương, quan tâm, chia sẽ;

+ 50-60% có kỹ năng tổ chức các hoạt động;

+ 100% tự giác thực hiện các quy định của pháp luật và nội quy trường lớp; tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường và địa phương.

-  Cơ sở vật chất: Các hạng mục cần xây dựng, dự trù kinh phí và nguồn huy động

TT

Tên công trình

Tổng số vốn

Nguồn huy động

Ghi chú

1

Xây dựng thư viện xanh, trang bị xích đu, mái che, ghế nấm.

80.000.000đ

Tiết kiệm ngân sách

 

2

Cắt tỉa cây, chuyển cây

3.000.000đ

Tiết kiệm ngân sách

 

3

Lợp tôn lạnh khu nhà cấp 4 

60.000.000đ

Xã hội hóa

 

4

Làm lán xe cho HS

30.000.000đ

Xã hội hóa

 

5

Sửa bàn ghế học sinh, cửa lớp

60.000.000đ

Tiết kiệm ngân sách

 

6

Làm hệ thống khẩu hiệu

8.000.000đ

Tiết kiệm ngân sách

 

 

7

Mua 50 bàn cho HS

75.000.000

Tiết kiệm ngân sách

 

8

Trang bị 120 bộ bàn ghế

400.000.000đ

Tỉnh cấp

 

9

Trang bị 20 màn chiếu mô tơ

 

Tỉnh cấp

 

 

10

Trang bị 10 bộ máy tính

70.000.000đ

Tỉnh cấp

 

- Giai đoạn 2017-2019 cần tổng số vốn: 786.000.000 đồng (Bẩy trăm tám mươi sáu triệu đống).

Trong đó:

- Tiết kiệm ngân sách: 226.000.000 đ

- Nguồn huy động xã hội hóa: 90.000.000 đ.

- Nguồn từ cấp trên: 470.000.000 đ.

2.3 Giai đoạn 2019 - 2020:

a) Mục tiêu: 

Tiếp tục giữ vững uy tín nhà trường về chất lượng giáo dục; đưa nhà trường vào tốp các trường dẫn đầu về chất lượng giáo dục của tỉnh; là đơn vị giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước và thời đại.

b) Chỉ tiêu cụ thể:

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên:

+ Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên  80 - 95%.

+ 100% CB, GV biết sử dụng công nghệ thông tin thường xuyên có hiệu quả.

+ Có trên 100% cán bộ, giáo viên, công nhân viên đạt trình độ trên chuẩn.

- Học sinh:

+ 100% hoàn thành các môn học và hoạt động giáo dục;

+ 100% đạt các phẩm chất và năng lực;

+ 90% trở trở lên biết cách tự học và thường xuyên tự học có hiệu quả;

+ 100% có kỹ năng sống phù hợp theo lứa tuổi; tự tin, mạnh dạn và chuẩn mực trong giao tiếp; biết yêu thương, quan tâm, chia sẽ;

+ Trên 60% có kỹ năng tổ chức các hoạt động;

+ 100% tự giác thực hiện các quy định của pháp luật và nội quy trường lớp; tích cực, tự giác tham gia các hoạt động của nhà trường và địa phương.

- Cơ sở vật chất: Các hạng mục cần xây dựng, dự trù kinh phí và nguồn huy động

TT

Tên công trình

Tổng số vốn

Nguồn huy động

Ghi chú

1

Tu sửa thư viện xanh: Trải cỏ nhân tạo các bồn cây; làm hàng rào.

 70.000.000đ

 Xã hội hóa

 

2

Làm biển cổng trường

8.000.000đ

Tiết kiệm ngân sách

 

3

Xây sân khấu

20.000.000đ

Tiết kiệm ngân sách

 

4

Mua 5 tủ lớp

30.000.000đ

Tiết kiệm ngân sách

 

5

Trang trí các bảng biểu lớp học VNEN, văn phòng, mua phông. 

15.000.000 đ

Tiết kiệm ngân sách

 

 

6

Mua 20 bàn cho GV

30.000.000đ

Tiết kiệm ngân sách

 

 

7

Lắp đặt 12 camera

18.000.000đ

Xã hội hóa

 

 

8

Mua 16 mành che nắng

19.200.000đ

Xã hội hóa

 

 

8

Xây dựng 10 phòng học

5.615.000.000đ

Ngân sách địa phương

 

- Giai đoạn 2019-2020 cần tổng số vốn: 5.825.200.000 đồng (Năm tỷ tám trăm hai mươi lăm triệu hai trăm đồng).

Trong đó:

- Tiết kiệm ngân sách: 103.000.000 đ

- Nguồn huy động xã hội hóa: 107.200.000 đ

- Nguồn từ địa phương: 5.615.000.000đ

2.4. Tầm nhìn đến năm 2030:

-Mục tiêu

+Xây dựng khu hành chính - quản trị.

+Lát lại sân trường đã xuống cấp.

+Lát lại nền 14 phòng học khu A, khu B.

+Hoàn thiện bãi tập TDTT và thư viện xanh.

+Quy hoạch lại hệ thống cây xanh trong sân trường.

+Nâng cấp sân khấu.

+Trang bị các thiết bị trong 10 phòng học mới xây, phòng hội trường.

-Kinh phí : Tham mưu lãnh đạo địa phương đầu tư xây dựng cơ bản cho nhà trường; công tác xã hội hóa làm một số hạng mục hoàn thiện.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Hiệu trưởng:

- Xây dựng chiến lược phát triển của nhà trường giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

- Thành lập Ban chỉ đạo, Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hịên các mục tiêu chiến lược đã đề ra. Cụ thể:

+ Giai đoạn 1 (năm học 2015-2017): Trình cấp thẩm quyền phê duyệt chiến lược phát triển của nhà trường, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược trong giai đoạn.

+ Giai đoạn 2 (từ năm 2017-2019): Thực hiện các sứ mệnh của chiến lược phát triển nhà trường: “Xây dựng nhà trường trở thành môi trường học tập nền nếp, kỷ cương, có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều có cơ hội, điều kiện phát triển năng lực và tư duy sáng tạo”. Xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức 2.

+ Giai đoạn 3 (từ năm 2019-2020): Khẳng định được thương hiệu, uy tín và hình ảnh của nhà trường “Là một cơ sở giáo dục có chất lượng giáo dục toàn diện đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

Hằng năm, rà soát đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, có điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp với nhiệm vụ trọng tâm năm học, tình hình thực tế của nhà trường và địa phương.

2. Trách nhiệm của Phó Hiệu trưởng; Tổng phụ trách:

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

3. Trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường:

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức xây dựng kế hoạch, chương trình hành động sát với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong kế hoạch này.

4. Trách nhiệm của tổ chuyên môn và các bộ phận trong nhà trường:

Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể theo tuần, tháng, năm và từng đợt thi đua.

Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của từng thành viên.

Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao.

Trong quá trình thực hiện cần thường xuyên phản hồi, đóng góp ý kiến với lãnh đạo nhà trường để có giải pháp phù hợp 

nhằm nâng cao hiệu quả công việc.

5. Trách nhiệm của đội ngũ giáo viên, nhân viên:

Căn cứ kế hoạch năm học để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch theo lộ trình đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục theo định hướng trong thời đại mới, thời đại thông tin, công nghệ.

Không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Phấn đấu trở thành giáo viên, nhân viên giỏi, xứng đáng là “tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” cho học sinh noi theo.

Phát huy tinh thần vượt khó vươn lên, luôn có khát vọng được đóng góp sức mình vào sự phát triển của nhà trường với phương châm “Nỗ lực của mỗi cá nhân là thành công của tập thể”.

6. Trách nhiệm của học sinh:

Ra sức học tập tốt, rèn luyện chăm với khẩu hiệu hành động “Kiên trì, vượt khó, vươn lên”.

Luôn trau dồi đạo đức, hành vi phù hợp với các chuẩn mực của xã hội, thường xuyên rèn luyện sức khỏe, tích cực tham gia các hoạt động, rèn kỹ năng sống.

7. Trách nhiệm của ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh học sinh:
          Phối hợp với nhà trường trong giáo dục, bồi dưỡng học sinh các giá trị cơ bản trong hệ thống các giá trị mà chiến lược đã vạch ra.

Luôn có những ý kiến tham mưu, đóng góp, giúp đỡ và ủng hộ nhà trường về mọi mặt. Cùng nhà trường hoàn thành các mục tiêu chủ yếu của kế hoạch chiến lược.
VII. KẾT LUẬN

Trong giai đoạn 2015 - 2020, Trường Tiểu học Thị trấn Yên Mỹ II có những điều kiện thuận lợi từ việc Đảng ủy, chính quyền có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển giáo dục nói chung và sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với nhà trường nói riêng.

Hội đồng trường xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2015 - 2020 là tâm huyết và trí tuệ của cả tập thể nhằm phấn đấu xây dựng và phát triển nhà trường ngày càng tốt hơn, tạo niềm tin cho học sinh, phụ huynh, nhân dân và cấp ủy, chính quyền các cấp. Đây là văn bản định hướng cho sự phát triển của nhà trường, từ mục tiêu và định hướng chiến lược, từng tổ chức và cá nhân trong trường xây dựng, điều chỉnh kế hoạch phù hợp với sự phát triển chung của nhà trường.
          Nhà trường mong muốn chính quyền địa phương quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, nhất là xây dựng các phòng học, sân trường, sân chơi, bãi tập, nhà ăn,... Các bậc cha mẹ học sinh cần quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cả về vật chất và tinh thần để con em được học tập. Hàng năm, Phòng GDĐT Thị trấn Yên Mỹ quan tâm và chỉ đạo giúp đỡ nhà trường trong việc thực hiện chuyên môn, điều động bố trí cán bộ, giáo viên, nhân viên hợp lý đảm bảo cả số lượng và chất lượng, góp phần giúp nhà trường thực hiện tốt chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2015-2020, xây dựng nhà trường đạt các tiêu chuẩn Quốc gia Giai đoạn 2.
     

 Trên đây là kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2015-2020, tầm nhìn 2030 của Trường Tiểu học Thị trấn Yên Mỹ II, các tổ chức, cá nhân căn cứ theo chức trách, nhiệm vụ được phân công để xây dựng và triển khai hiệu quả kế hoạch ngắn hạn, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của kế hoạch chiến lược. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc thì các tổ chức, cá nhân trong nhà trường phản ánh để Hội đồng trường nghiên cứu, điều chỉnh./.

Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT;
- TT Đảng ủy, TT HĐND, CT và PCT UBND xã;
- Chi bộ, CĐ, PHT;
- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG
 
 


 
Nguyễn Thị Thúy 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết